Khởi kiện người quản lý doanh nghiệp

Khởi kiện người quản lý doanh nghiệp

Để thực hiện ý tưởng kinh doanh, tổ chức cá nhân có thể lựa chọn nhiều cách thức như: Thành lập doanh nghiệp và tự quản lý; cùng góp vốn để trở thành thành viên hoặc trở thành cổ đông,..

Nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao quyền quản lý cho cá nhân có năng lực chuyên môn phù hợp để đảm nhận vị trí quản lý doanh nghiệp, cách thức này nhìn chung sẽ phát huy hiệu quả, tuy nhiên làm sao để nắm bắt được đầy đủ thông tin doanh nghiệp, thể hiện vai trò chủ sở hữu hoặc vai trò cổ đông/thành viên khi không trực tiếp tham gia quản lý lại là vấn đề phức tạp.

Luật sư tại Fric Law đã tư vấn cho nhiều tình huống như: đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chiếm giữ con dấu; lợi dụng tư cách đại diện theo pháp luật lập hồ sơ vay ngân hàng nhưng tiền ngân hàng giải ngân không được dùng cho hoạt động của doanh nghiệp; người quản lý buông lỏng quản lý dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp,… Trên thực tế những tình huống này rất phổ biến trong các doanh nghiệp.

Cổ đông/thành viên cần xem xét, nhận biết để có phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đúc rút từ kinh nghiệm thực tế và kiến thức pháp lý, luật sư của chúng tôi trân trọng gửi đến cổ đông/thành viên công ty, những chia sẻ sau:

1, Trước giai đoạn tố tụng:

Để cổ đông/thành viên có cái nhìn đầy đủ về tình huống tranh chấp với người quản lý, chúng tôi trích dẫn quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020 về người quản lý như sau: “24.Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty”

Khi xảy ra bất kỳ sự kiện phát sinh tranh chấp nào, việc chuẩn bị để đối diện với tình huống cũng luôn là ưu tiên, luôn là bước chuẩn bị cần thiết.

  • Theo chúng tôi, cổ đông/thành viên nên xác định rõ những nội dung sau: Vấn đề đang xảy ra của doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của vấn đề đến doanh nghiệp; thực trạng của doanh nghiệp hiện tại và ưu tiên của cổ đông/thành viên trong việc giải quyết vấn đề xảy ra (đảm bảo doanh nghiệp ổn định để tiếp tục hoạt động, hay tập trung giải quyết tranh chấp,…).
  • Chuẩn bị đầy đủ thông tin, tài liệu để bảo đảm quyền lợi, cần lưu ý rằng thông tin tài liệu có thể đến từ rất nhiều nguồn: điều lệ doanh nghiệp; hợp đồng, văn bản thoả thuận; các ý kiến xác nhận từ bên thứ ba; các bản ghi âm, ghi hình,..
  • Ngoài ra, cổ đông/thành viên cũng cần xem xét đến những thông tin về người quản lý, tìm hiểu nguyên nhân của sự việc, phương thức liên lạc, làm việc với người quản lý.
  • Lựa chọn phương án giải quyết trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng những nội dung đã đề cập ở trên. Khi có tranh chấp xảy ra, chúng tôi luôn khuyến cáo đối tác nỗ lực thương lượng hoặc lựa chọn hoà giải để tránh những thiệt hại không đáng có xảy ra cho tất cả các bên.

2, Trong giai đoạn tố tụng.

Để làm rõ: “trong giai đoạn tố tụng” chúng tôi đề cập ở đây được hiểu là khi cổ đông/ thành viên quyết định lựa chọn phương án tố tụng khởi kiện tại toà án để giải quyết vấn đề/tranh chấp đang xảy ra với người quản lý.

Nội dung Công ty trách nhiệm hữu hạn

(Thành viên)

Công ty cổ phần

(Cổ đông)

Căn cứ pháp lý Điểm g, khoản 1 Điều 49; Điều 71; Điều 72 Luật Doanh nghiệp 2020 Điều 165; Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020
Cơ sở khởi kiện Người quản lý vi phạm quyền, trách nhiệm của người quản lý:

(i)  Khi Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và ngưởi quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên  vi phạm quy định về trách nhiệm của mình (chi tiết nêu tại Điều 71 Luật Doanh nghiệp 2020).

(ii) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với quyền và nghĩa vụ được giao.

(iii) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty

 

 

 

Người quản lý vi phạm:

(i) Trách nhiệm của người quản lý công ty theo quy định tại Điều 165 của Luật này;

(ii) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với quyền và nghĩa vụ được giao;

(iii) Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân  khác.

(iv) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

 

Chủ thể khởi kiện Thành viên công ty Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông.

 

Điểm chung:

–  Quy trình khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

–  Có thể tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện;

–  Trường hợp khởi kiện nhân danh công ty thì chi phí khởi kiện sẽ được tính vào chi phí công ty (trừ trường hợp yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận);

–  Ngoài quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông/thành viên có thể căn cứ vào luật chuyên nghành điều chỉnh đối với từng lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp; căn cứ vào điều lệ của doanh nghiệp để xác định hành vi vi phạm của người quản lý làm cơ sở khởi kiện bảo vệ quyền lợi của cổ đông/thành viên  và/hoặc doanh nghiệp.

Theo chúng tôi, khi tranh chấp xảy ra và các bên không thể tự mình giải quyết thì tố tụng là biện pháp cần thiết và thể hiện sự văn minh của các bên. Tuy nhiên, tố tụng chỉ nên là sự lựa chọn sau cùng, trong chừng mực nhất định các bên nên nỗ lực thương lượng, hoà giải, tìm tiếng nói chung để kết thúc tranh chấp, sớm ổn định phát triển doanh nghiệp.

Những lưu ý trong quá trình khởi kiện được chúng tôi đề cập tại bài viết:

Khởi kiện: Làm sao để đảm bảo quyền lợi?

 

TIN TỨC LIÊN QUAN